Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Tác dụng của cây Mật nhân ( Bá bệnh )

Cây thuốc quanh ta: Tác dụng của cây mật nhân




Rễ cây mật nhân.
Rễ cây mật nhân.
Theo bác sĩ đông y Nguyễn Văn Nghị (Bệnh viện y dược cổ truyền Đồng Nai), cây mật nhân (tên khoa học là Eurycoma Longifolia Jack) là cây thuốc có tác dụng chữa được một số bệnh.
Mật nhân thuộc họ thanh thất. Loài cây này cao 2-8m, lá kép, không cuống, mọc đối, mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng mốc. Cuống lá màu nâu đỏ. Cụm hoa hình chùm tán mọc ở ngọn. Hoa và bao hoa phủ đầy lông màu đỏ nâu. Quả hình trứng hơi dẹt, có rãnh giữa, khi chín màu vàng đỏ chứa 1 hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn. Mùa mật nhân ra hoa quả từ tháng 3 đến tháng 11. Mật nhân mọc hoang ở vùng núi, trong các rừng thưa, dưới tán các cây gỗ. Ở nước ta, cây mọc chủ yếu tại miền Trung và vùng Đông Nam bộ.
Cây mật nhân có thể sử dụng được tất cả các bộ phận: rễ, thân, lá, hoa, hạt… Đặc biệt là rễ mật nhân có vị đắng, tính mát,  sắc thuốc hoặc sao vàng trị bệnh rất tốt. Mật nhân được dùng như một vị thuốc giúp cải thiện chức năng sinh lý nam giới, trị chứng khí hư, huyết kém ở nữ giới,  giúp giảm stress, mệt mỏi, trị chứng tay chân tê buốt, ăn không tiêu, bệnh đường ruột, ngăn ngừa khối u và phòng chống lão hóa… Tuy nhiên, mật nhân rất kỵ với phụ nữ mang thai bởi có thể gây sảy thai.
Rễ hoặc thân cây mật nhân có thể thái nhỏ, sao vàng rồi ngâm rượu uống hoặc nấu nước uống thay cho trà.
Uyên Uyên (ghi)