Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Lá mãng cầu xiêm có khả năng giết các tế bào ác tính của nhiều loại ung thư

 Mãng cầu xiêm chữa ung thư

Những nghiên cứu về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy đây là công cụ chữa ung thư an toàn, hiệu quả và có sẵn. Nó cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc chống ung thư, nước ép mãng cầu xiêm còn là tác nhân chống vi khuẩn, nhiễm nấm, chống ký sinh trùng đường ruột và giun sán, hạ thấp huyết áp, chống trầm cảm và những rối loạn tinh thần. Những phần khác của cây cũng rất hữu dụng.



Nguy cơ đối với những con cá mập dược phẩm

     Theo các kết quả nghiên cứu, nước ép mãng cầu xiêm có thể tầm soát và tiêu diệt có chọn lọc các tế bào ác tính. Nhưng tại sao đến bây giờ chúng ta mới biết về tác dụng “phép lạ” của mãng cầu xiêm trong phòng chống ung thư? Và đã có bao nhiêu người thiệt mạng oan uổng khi công cụ chống ung thư hiệu quả này bị các công ty dược che giấu?

              Mãng cầu xiêm (tên khoa học Annona muricata ) thuộc giống cây thân thấp có tên là Graviola ở Brazil, Guanábana trong tiếng tây Ban Nha và Soursop trong tiếng Anh (hơi khác với giống  Na ở miền bắc ViệtNam, tên khoa học Annona squamosa, hay còn gọi là Mãng cầu ta, Mãng cầu dai). Quả lớn ngọt, có nhiều hột tách ăn dễ dàng và làm nước ép có mùi vị rất ngon.
             Graviola là sản phẩm tự nhiên nên theo luật liên bang Mỹ không cần có bằng sáng chế. Như thế, làm sao nó có thể mang lại lợi nhuận nếu các con cá mập dược phẩm công bố khả năng trị liệu “phép lạ” của mãng cầu xiêm ra thị trường? Họ chờ cho đến khi chiết xuất được dưỡng chất chống ung thư của Graviola và bào chế được loại thuốc chống ung thư bằng thành phần nhân tạo từ chất này, xin bằng sáng chế và thu lợi.
             Tiếc thay khả năng chống ung thư của mãng cầu xiêm có ngay trong cây, qủa  mà không cần phải chiết xuất gì cả. Vì vậy để bảo vệ khả năng thu lợi của các loại thuốc chống ung thư có sẵn, cách hay nhất là ém đi những nghiên cứu mang tính “cứu mạng” của mãng cầu xiêm, không công bố nó cho dân chúng.
             May mắn thay, có một nhà khoa học bị lương tâm cắn rứt đã làm lộ câu chuyện về “trái cây phép lạ” cho những người có trọng trách trong ngành y tế Mỹ. Khi viện Khoa học Y tế Mỹ nghe tin này, họ bắt đầu truy tìm những công trình nghiên cứu chống ung thư liên quan đến cây Graviola lấy từ khu rừng mưa Amazon của Brazil.




Sự thật được phơi bày

           Năm 1976, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về loại cây này và kết quả cho thấy: lá và thân của Graviola tiêu diệt hữu hiệu các tế bào ác tính.
              Nhưng nghiên cứu vẫn chỉ được lưu hành nội bộ chứ không công bố ra ngoài. Sau đó 20 nghiên cứu độc lập khác của các công ty dược và viện nghiên cứu ung thư do chính quyền tài trợ đều cho thấy khả năng trị ung thư của Graviola.
 Tuy nhiên, vẫn không có ca thử nghiệm nào được tiến hành chính thức tại các bệnh viện. Chỉ đến khi nghiên cứu của Đại học Cơ đốc giáo Hàn Quốc đăng trên tạp san Journal of Natural Products khẳng định một hoá chất trong Graviola đã tiêu diệt các tế nào ung thư ruột nhanh gấp 10.000 lần hoá chất Adriamycin thường dùng trong hoá trị ung thư, không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc  người ta mới vỡ lẽ. Điều quan trọng là không như các hoá chất điều trị ung thư khác, Graviola và nước ép mãng cầu xiêm không hề làm hại gì cho các tế bào khỏe mạnh và không có tác dụng phụ. Người bệnh thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư và các bệnh khác; năng lượng được tăng cường và sống lạc quan hơn.
            Một nghiên cứu tại Đại học Purdue University sau đó cũng phát hiện ra lá mãng cầu xiêm có khả năng giết các tế bào ác tính của nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và tuyến tụy. Sau 7 năm im lặng bị phá vỡ, sự thật được phơi  bày. Hiện nay mãng cầu xiêm do thổ dân Brazil trồng hoặc sản phẩm bào chế từ nó đã có mặt nhiều ở Mỹ như một công cụ điều trị và ngăn ngừa ung thư. Một báo cáo đặc biệt có tên là Beyond Chemotherapy: New Cancer Killers, Safe as Mother's Milk, do Viện Khoa học Y tế Mỹ công bố về Graviola đã xem loại cây này là “công cụ cách mạng hoá” chống ung thư.
            Vì vậy, nếu nhà bạn có vườn rộng và thổ nhưỡng thích hợp, bạn nên trồng cây mãng cầu xiêm trong vườn. Nó sẽ có ích rất nhiều cho bạn và gia đình bạn.

         Nguyệt lê - Thiên Lôi chuyển bản tiếng Anh  SOUR SOP TREATS CANCER
                                Bản dịch của Thảo Vy và Lương Thái Sỹ.